Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay
Trong kỳ 1, ngôn ngữ của đồng tiền đã cho bạn biết một số điều quan trọng. Kỳ 2 của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều khám phá thú vị về tiền, đồng thời giúp bạn có cách nhìn về sự vận hành của đồng tiền trong đời sống hàng ngày.
Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng (đồng tiền vạn năng), nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.
Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng của nó. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?
Trong kỳ 1, ngôn ngữ của đồng tiền đã cho bạn biết một số điều quan trọng. Kỳ 2 của bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều khám phá thú vị về tiền, đồng thời giúp bạn có cách nhìn về sự vận hành của đồng tiền trong đời sống hàng ngày.
CÁI GIÁ CỦA TIỀN?
Tiền có sức mạnh vô biên, nó có thể giúp người ta thành công, cũng như có thể làm người ta chùn bước và lâm vào thất bại. Khi bạn dùng tiền để mua 1 sản phẩm, chắc chắn bạn sẽ phải trả 1 giá thích hợp cho sản phẩm đó. Người ta thường ví von “Cái gì mua được bằng tiền, chắc chắn sẽ có giá và có hạn sử dụng!”.
Tại sao chúng ta phải lao động để kiếm tiền suốt quãng đời của mình ? Tại sao sinh viên tốt nghiệp ra trường lại lao đầu vào đi kiếm tiền ? Ta đã đánh đổi gì để kiếm được tiền ? Liệu rằng cuộc sống này chỉ có đi làm để kiếm tiền thôi sao, trong khi cuộc sống lại còn rất nhiều thứ thú vị khác mà bạn chưa hề biết đến ?
- Đánh đổi thời gian vì tiền:
Thứ quý giá nhất trong tất cả mọi thứ mà ta dám đánh đổi vì tiền chính là thời gian. Thời gian là đơn vị trao đổi cơ bản của thế giới lao động. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, hầu hết chúng ta cần phải bỏ ra thời gian nhiều hơn để kiếm nó. Và thực tế, ai cũng muốn có được nhiều tiền, tuy nhiên quỹ thời gian thì lại có hạn.
Điều trớ trên trong cuộc trao đổi thời gian –tiền bạc này là ta không ngừng đánh đổi thời gian để có được tiền với hy vọng sẽ mua thêm thời gian. Nhưng thời gian, một khi đã trôi qua thì không bao giờ trở lại được.
- Đánh đổi tự do vì tiền:
Nhiều người sẵn sàng chấp nhận công việc làm công ăn lương, chịu sự sai bảo của chủ mặc dù trong lòng vô cùng ấm ức và bực tức,... nhưng họ vẫn chấp nhận sự đánh đổi. Cuộc trao đổi giữa tự do –tiền bạc này từng là chủ đề tranh cãi của rất nhiều người. Và một số người không chấp nhận bị mất tự do, đã nghỉ việc để tự kinh doanh riêng. Tuy nhiên, đôi lúc, việc bước chân ra ngoài lại vấp phải muôn vàn khó khăn phải giải quyết, và họ lại phải đau đầu xử lý công việc, và rồi thực tế vẫn là làm thuê cho chính mình mà không hề được tự do.
- Đánh đổi sức khỏe vì tiền:
Khi trẻ, bạn đánh đổi sức khỏe để kiếm tiền, nhưng lúc già, bạn lại dùng tiền để mua sức khỏe. Tiếc thay, sức khỏe là vàng, nhưng vàng lại không mua được sức khỏe và tuổi thanh xuân của bạn. Để có được nhiều tiền hơn cho cuộc sống, ta phải tăng thời gian làm việc và làm cật lực sức mình để kiếm tiền. Và vì tiền mà sức khỏe ta ngày càng suy giảm.
- Đánh đổi hạnh phúc vì tiền:
Nhiều người nghĩ rằng có tiền thì có hạnh phúc. Tuy nhiên, đôi lúc chính cái hạnh phúc được tạo dựng từ tiền bạc là chính là thứ gây ra bất hạnh cho họ. Bởi vì, cái gì mua được bằng tiền, ắc sẽ có hạn sử dụng. Mặt khác, nếu người ta đến với nhau bằng điều gì, thì họ sẽ chia tay khi thứ ấy không còn nữa.
Cuộc mưu cầu hạnh phúc bằng tiền sẽ chỉ khiến cho ta cảm thấy ngày càng mệt mỏi, lo sợ khi hết tiền, sự đố kỵ và nỗi buồn bã dai dẵng ...
- Đánh đổi gia đình và các mối quan hệ vì tiền:
Nếu ta từng thấy cảnh ông bố chơi đùa với con, chở con cái đi học và đi chơi sau giờ tan trường trước đây, thì giờ đây việc đó dần trở nên khó khăn hơn trong cuộc sống khó khăn hiện tại. Lượng thời gian dành cho gia đình, và các mối quan hệ thân thuộc đã bị giới hạn vì ta phải đi kiếm tiền để mưu sinh. Các ông bố, bà mẹ đã đưa con mình vào các nhà trẻ mỗi sớm, thuê vú em, hay bắt các bé phải đi học thêm cả ngày bởi vì lo sợ không có ai ở nhà trông. Kết quả, chính sự lơ là và thiếu kiểm soát của người lớn, trẻ nhỏ dễ bị sa vào các tội xấu, bị tiêm nhiễm các tư tưởng độc hại từ những đứa trẻ hư hỏng khác. Một khi gia đình phát hiện, thì mọi thứ đã muộn màng.....
TẠI SAO PHẢI CỨ MÃI KIẾM TIỀN?
Có một câu hỏi mà rất nhiều người từng hỏi : Tại sao tôi kiếm tiền cật lực mà trong túi vẫn không có tiền? Tại sao tôi không thể giàu sang được ? Ai đã lấy tiền của tôi? Và tại sao kẻ khác thì giàu và càng giàu, chúng luôn rủng rỉnh tiền trong túi trong khi tôi cứ mãi sống trong kiếp nghèo ?
1. Chuyện kiếm tiền:
Chuyện kiếm tiền trong xã hội hiện nay càng lúc càng khó khăn. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, ta có cảm giác mình kiếm tiền dễ hơn, và ngược lại, khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ta lại thấy mình dường như rỗng túi. Tiền đã chạy đi đâu ? Ai đã lấy tiền của tôi?
Tiền bạc do chính phủ phát hành dựa trên việc điều tiết cung cầu tiền tệ trên thị trường. Tiền không tự nhiên sinh ra, và không phải tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ túi của người này sang túi người khác. Vậy chúng đã đi đâu ?
Có 2 thứ khó nhất trên đời đó là: Dùng tư tưởng của mình để thay đổi tư tưởng của người khác và Lấy tiền từ túi người khác cho vào túi của mình. Nếu làm được việc thay đổi tư tưởng người khác, bạn có thể trở thành 1 nhà giáo, diễn giả hay 1 tay hùng biện cừ khôi. Và nếu bạn biết cách lấy tiền từ túi người khác cho vào túi của mình, chắc chắn bạn sẽ trở thành 1 nhà kinh doanh phát đạt, 1 người giỏi thuyết phục, 1 ông chủ thành công...
Thật sự, kiếm tiền không đơn giản, đồng nghĩa là làm giàu không đơn giản. Nhưng tiền sau khi bạn kiếm được thì chúng bỗng bốc hơi chạy mất?
2. Tiêu tiền:
Người Do Thái có 1 câu nói rất hay về triết lý làm giàu: “Nếu bạn kiếm được 2 đồng, bạn tiêu xài hết 1,5 đồng, thì bạn vẫn có thể trở thành người giàu”. Tại sao đôi lúc một anh công nhân lương chỉ 3-4 triệu đồng vẫn sống được nơi phố thị phồn hoa, nuôi vợ nuôi con tốt đẹp, mà vẫn có tiền tiết kiệm trong ngân hàng? Trong khi một người lương cả chục triệu, nhưng tiêu xài hoang phí, lúc khó khăn vẫn không có được 1 đồng ??? Tất cả nằm ở cách tiêu tiền của mỗi người, và kiến thức tài chính về tiền của họ.
Cuộc sống có nhiều thứ để lấy tiền của bạn. Sau khi nhận lương, bạn vội kéo bạn bè đi ăn nhậu 1 bữa lên tinh thần và xài tiền ngay. Trong khi lý trí bảo bạn rằng hãy ngừng lại việc tiêu tiền ngay thì tinh thần lại bảo bạn rằng “Hãy gọi thêm 1 chai bia nữa nhé!”.... Và bạn lại mất tiền.
Các chương trình quảng cáo trên TV hàng ngày hướng đến việc lấy tiền của bạn. Các mua sắm hàng ngày móc túi tiền của bạn. Bác sĩ hàng ngày lấy tiền của bạn khi khám bệnh. Du lịch giải trí của tuần lấy tiền của bạn. Sự sang trọng tại các quán cafe, quán bar, karaoke,.... Chiếc iphone lấy tiền của bạn, chiếc xe máy chạy xăng tiêu tiền của bạn,... và nhiều thú chơi khác lấy tiền của bạn. Và tiền của bạn đã đi đâu? Chắc chắn là vào túi của họ. Khi hết tiền, bạn lại còng lưng làm việc, và lại tiêu tiền, và lại làm việc, làm việc, và làm việc... đến cuối cuộc đời.
3. Bốn hiệp đấu của trò chơi kiếm tiền
Thông thường một người thường bắt đầu kiếm tiền từ sau khi tốt nghiệp đại học đến khi nghỉ hưu. Quãng thời gian đó quy ước là 40 năm (từ năm 25 tuổi đến 65 tuổi). 40 năm này tạm chia thành 4 giai đoạn ứng với 4 hiệp đấu, mỗi hiệp kiếm tiền là 10 năm. Nếu bạn may mắn về đích trước hiệp 4 thì bạn sẽ được thoải mái với tiền bạc và an dưỡng sau 65 tuổi. Nếu đến 65 tuổi bạn vẫn không có đủ tiền, chắc chắn, bạn phải đá thêm “hiệp phụ” đến khi qua đời....
Theo thời gian, mỗi hiệp đấu càng về sau càng gay cấn và khốc liệt. Nếu hiệp 1 bạn thua cuộc, tức là đến năm 35 tuổi bạn vẫn chưa có nhiều tiền và tự do tài chính, thì áp lực hiệp sau sẽ tăng lên. Điều này khiến bạn cảm thấy căng thẳng, stress và bế tắc. Tốt hơn hết, bạn hãy nghĩ cách kiếm tiền, sử dụng tiền hợp lý, đầu tư cách thức để tiền đẻ ra tiền, và tìm ra con đường tự do tài chính cho riêng mình. Nếu không, chiếc “vòng kim cô” về tiền bạc sẽ theo đuổi bạn cho đến lúc già nua.
............................................. (Còn tiếp)............................
Tác giả: Huỳnh Đức Vinh - Admin hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay
Mời bạn đón xem tiếp Kỳ 3 của loạt bài ĐI TÌM NGÔN NGỮ CỦA TIỀN với các nội dung phân tích như sau:
- Cuộc chơi kiếm tiền, ai thắng-ai thua ?
- Bộ não của bạn với tiền.
- Sống với câu chuyện mới về tiền.
- Tiền, tiền, tiền, .... và còn gì nữa ?
Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay Thiết kế bởi Raccoon.vn