Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay
Trong khi những người khác vẫn đang chìm đắm trong ánh hào quang của quá khứ, những người giàu có luôn mơ về tương lai.
Steve Siebold, tác giả cuốn sách “How Rich People Think” đã phỏng vấn 1.200 người giàu nhất trên khắp thế giới trong suốt ba thập kỷ qua, để tìm ra sự khác biệt giữa họ với những người bình thường khác. Dưới đây chính là những suy nghĩ khác biệt của giới nhà giàu, là chìa khóa giúp họ mở cánh cửa dẫn đến thành công .
Trong khi nhiều người trong số chúng ta có suy nghĩ rằng tiền bạc chính là gốc rễ của những điều xấu xa, tội lỗi thì người giàu lại có suy nghĩ hoàn toàn ngược lại.
Siebold cho rằng đó là lí do tại sao việc trở nên giàu có hơn lại là điều đáng xấu hổ với một bộ phận người có thu nhập thấp. Ông cũng viết trong sách của mình rằng: “Những người ở tầng lớp thượng lưu đều biết rằng tiền không mua được hạnh phúc nhưng nó giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và thú vị hơn”.
Trong khi những người khác vẫn đang chìm đắm trong ánh hào quang của quá khứ, những người giàu có luôn mơ về tương lai.
Những người luôn tin rằng tháng ngày tốt đẹp nhất đã ở phía sau họ thường khó mà giàu nổi. Họ luôn sống với quá khứ huy hoàng và thất vọng về hiện tại. Trong khi đó, những người giàu có lại dám đánh cược vào một tương lai chưa biết trước, nhờ vậy họ nỗ lực hết mình, đặt cược cả bản thân và cố gắng để đạt được mục tiêu định sẵn.
Giải thích điều này, Siebold nói: “Người giàu đi khắp nơi và làm những việc khiến bản thân hạnh phúc. Họ không cố gắng giả vờ cứu thế giới hay làm những việc khoa trương. Nếu bạn không tự chăm sóc được cho chính mình thì bạn sẽ chẳng giúp được ai khác. Bạn không thể cho đi những gì bạn không có”.
Siebold viết: “Trong khi chúng ta ước ao được trúng số và chờ đợi giàu có đến gõ cửa thì những người giàu lại tìm cách giải quyết vấn đề”. Anh hùng mà hầu hết mọi người đang chờ đợi có lẽ là chúa, chính phủ, ông chủ hoặc vợ hay chồng của họ. Họ tự nghĩ như vậy, gán nó vào cuộc sống của mình và ngồi chờ vận may mặc cho thời gian đang không ngừng trôi đi.
Nhiều người tin tưởng rằng càng nhiều bằng cấp hay bằng cấp càng cao thì cơ hội giàu có càng lớn. Đó chính là kiểu suy nghĩ theo lối mòn khiến bạn không thể thoát ra được. Rất nhiều nhân vật tầm cỡ trên thế giới chẳng hề được học tập trong một hệ thống giáo dục chính thống, họ tuy không có bằng này cấp nhưng kiến thức của họ ít ai sánh kịp bởi họ tự biết cách học những gì thực tế và cần thiết.
Đối với mọi người, giàu có nghĩa là phải luôn làm việc, kể cả là những công việc chúng ta không hề thích thú. Nhưng người giàu có thì khác. Họ sẵn sàng bỏ công việc lương cao hiện tại để làm những gì mình thích rồi kiếm tiền từ chính điều đó. Đó mới chính là chiến lược làm giàu thông minh.
Trong khi đó, những người khác không dám đặt ra kì vọng quá cao, vì vậy họ sẽ không bị sốc hay thất vọng nếu không thực hiện được nó.
Siebold viết: “Các nhà tâm lý học và chuyên gia tâm thần học thường khuyên chúng ta đừng kì vọng quá nhiều vào cuộc sống để đảm bảo không phải thất vọng”. Tuy nhiên, chẳng ai có thể làm giàu và đạt được ước mơ nếu không kì vọng cao. Những người giàu hiểu điều này và họ sẵn sàng đón nhận mọi thử thách trên con đường kiếm tìm thành công.
8. Họ dạy con mình cách làm giàu
Trong khi các bậc cha mẹ khác dạy con họ làm thế nào để tồn tại trong cuộc sống, người giàu có sẽ cho con họ làm quen với việc làm giàu ngay từ khi chúng còn nhỏ. Họ dạy con cách đầu tư, cách chi tiêu và tiết kiệm. Để con cái tự kiếm tiền là cách để giúp chúng hiểu được giá trị của đồng tiền.
Siebold cho rằng, người chỉ dành thời gian cho việc săn tìm các hàng giảm giá và chi li tiết kiệm thì sẽ dễ bỏ qua những cơ hội lớn, mặc dù tiết kiệm là đức tính cần thiết đối với bất cứ ai. Kể cả trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ, người giàu cũng không thích cách suy nghĩ “vụn vặt”. Họ là bậc thầy trong việc tập trung tinh thần để làm một việc duy nhất - kiếm tiền.
Nếu những người bình thường không muốn đánh đồng tiền bạc với sức khỏe thì người giàu lại rất thực tế và họ cho rằng tiền có thể cứu mạng con người. Người giàu không ngồi bàn tán về tính nhân văn của một bộ luật hay một chính sách từ thiện về sức khỏe nào đó mà họ tự chi trả một khoản chi phí khổng lồ để được chăm sóc y tế bất cứ lúc nào.
Người bình thường tin rằng phải lựa chọn giữa một gia đình hạnh phúc và sự giàu có còn người giàu biết họ có thể có cả hai. Những ý kiến cho tằng sự giàu có phải trả giá bằng việc không có thời gian ở bên gia đình nhiều khi chỉ là những lời biện hộ. “Bạn đã bị tẩy não khi tin rằng chỉ có thể chọn một trong hai. Người giàu có biết họ có thể có bất cứ điều gì nếu chấp nhận thách thức với tâm trí được hình thành từ tình yêu thương”, Siebold đã viết trong sách của ông
Theo Tri Thức Trẻ
Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay Thiết kế bởi Raccoon.vn