Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay    

Image

Hội yêu thích đọc sách và chia sẻ sách hay dành cho độc giả, lan tỏa tri thức đến với mọi người.

Khi thế giới ngập trong nợ nần 22/09/2021


Để ứng phó với đại dịch, chính phủ các nước nới lỏng các quyết sách tài chính và gia tăng chi tiêu ở mức độ chưa từng có. Do đó tình trạng nợ công hiện giống “cơn sóng thần”, nếu không được xử lý hiệu quả, nó có thể ập đến gây sát thương còn lớn hơn cả dịch Covid-19.

 

Để ứng phó với đại dịch, chính phủ các nước nới lỏng các quyết sách tài chính và gia tăng chi tiêu ở mức độ chưa từng có. Do đó tình trạng nợ công hiện giống “cơn sóng thần”, nếu không được xử lý hiệu quả, nó có thể ập đến gây sát thương còn lớn hơn cả dịch Covid-19.

Image

 

VIỆC PHONG TỎA TRÊN DIỆN RỘNG để ngăn chặn sự bùng phát của dịch Covid-19 hiện đang khiến các nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Thời gian phong tỏa càng dài, thiệt hại càng nặng.

Để ứng phó với tình huống này, chính phủ các nước nới lỏng các quyết sách tài chính và gia tăng chi tiêu ở mức độ chưa từng có, để giúp các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên như ở châu Âu, hoặc trực tiếp bồi thường cho những người bị thất nghiệp như tại Mỹ.

Do đó, tình trạng nợ nần khu vực công hiện giống như một “cơn sóng thần” sắp ập đến. Nếu không được xử lý hiệu quả, “cơn sóng thần” này có thể gây sát thương còn lớn hơn cả dịch Covid-19.

Càng tồi tệ hơn là chính phủ ở các nước phát triển đã để các khoản nợ của họ tăng lên trong khoảng mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng lãi suất lại thấp kỷ lục.

Ví dụ, nợ chính phủ ở Hoa Kỳ đã tăng từ 40% GDP năm 2007 lên 89% vào năm 2019, từ 44% lên 111% ở Vương quốc Anh và từ 81% lên 134% ở Pháp, theo thông tin từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các khoản nợ của chính phủ các nước vốn đã cao từ trước Covid-19.

Mặc dù các con số ước tính sẽ khác nhau, nhưng mức độ chi tiêu lớn của các chính phủ kể từ khi Covid-19 bùng phát sẽ làm các khoản nợ này tăng cao hơn nữa.

Ví dụ, tại Hoa Kỳ, nợ chính phủ tính theo phần trăm GDP có thể dễ dàng vượt qua mức cao nhất trước đó là 106%, được ghi nhận vào năm 1945, khi kết thúc Thế chiến II. Trong những tình huống như vậy, các chính sách thông thường để giảm nợ không chỉ vô dụng, mà còn phản tác dụng.

TĂNG THUẾ, CHO DÙ LÀ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HAY CÁ NHÂN, hoặc cả hai, cũng sẽ làm trầm trọng thêm tác động của việc phong tỏa trên diện rộng đối với đầu tư doanh nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng. Mặt khác, các giao dịch mua bán nợ của ngân hàng trung ương có thể sẽ gây ra những đợt lạm phát mới, vì phía nguồn cung đã bị suy yếu do phong tỏa trên diện rộng.

Thay vào đó, các chính phủ nên cân nhắc đến việc “thắt lưng buộc bụng,” với rủi ro là sẽ xảy ra tình trạng giảm phát giống như tình hình ở Nam Âu trong cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro.

Tuy nhiên, có một cách để tránh hậu quả của “cơn sóng thần” nợ công sắp tới. Cách làm này đã được chứng minh hiệu quả qua thành công của Hoa Kỳ trong việc giảm nợ chính phủ từ giai đoạn đỉnh điểm năm 1945. Trong những thập niên sau đó, chính phủ Hoa Kỳ đã thực sự cố gắng trả hết nợ. Tỉ lệ nợ công trên GDP đã giảm dần, là kết quả kết hợp của sự tăng trưởng vững chắc, lạm phát vừa phải và lãi suất thấp.

Vào giữa những năm 1970, tỉ lệ nợ công trên GDP đã giảm xuống khoảng 20%, là mức độ thoải mái, không gây hại cho nền kinh tế. Đối với tình trạng các chính phủ mắc nợ rất nhiều hiện nay, đây là lựa chọn tốt nhất để tránh “sóng thần” nợ nần.

Để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, lạm phát vừa phải và lãi suất thấp sau Covid-19, thế giới sẽ cần phục hồi về thương mại và đầu tư toàn cầu. Thúc đẩy thương mại toàn cầu sẽ tăng nhu cầu, đồng thời kích thích đầu tư mới.

Nói cách khác, khởi động lại và thúc đẩy toàn cầu hóa là cách tốt nhất để tiến về phía trước, không chỉ đối với các nền kinh tế phát triển đang mắc nợ rất nhiều, mà còn đối với cả các thị trường mới nổi.

Tuy nhiên, biện pháp này sẽ yêu cầu chúng ta phải từ bỏ xu hướng “đảo ngược toàn cầu hóa” vốn đang diễn ra trước Covid-19. Chúng ta sẽ cần sự lãnh đạo toàn cầu thật hiệu quả vì lợi ích cá nhân tỉnh táo (*). Hoặc là chúng ta tái lập xu hướng toàn cầu hóa hoặc có nguy cơ bị cuốn theo “cơn sóng thần” nợ nần sắp tới.

*Lợi ích cá nhân tỉnh táo (enlightened self-interest): là thuật ngữ mô tả hành động vì lợi ích của người khác, hay lợi ích của (những) tập thể mà một người là thành viên, rốt cuộc sẽ có lợi cho chính họ. Đối ngược là tư lợi vị kỷ, hành động vì lòng tham ích kỷ, không đếm xỉa tới người khác.

(*) Bản in theo tạp chí Forbes Việt Nam số 87, tháng 8.2020

 Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay Thiết kế bởi Raccoon.vn

  MENU