Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay
Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng (đồng tiền vạn năng), nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.
Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng của nó. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?
Trong cuộc sống, dù muốn dù không, bạn vẫn phải đối mặt với đồng tiền. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng (đồng tiền vạn năng), nó có thể giúp bạn thành công nhưng nó cũng có thể dìm bạn xuống thất bại nếu bạn không biết làm chủ với nó.
Đồng tiền mang trong mình những ngôn ngữ rất riêng của nó. Tuy rằng, nó không biết nói, nhưng nếu đồng tiền biết nói thì nó nói lên điều gì ?
1. Tiền là gì? Và nó có ngôn ngữ như thế nào?
Có thể ví, tiền là chiếc kính lúp khuếch đại. Giống như nghịch cảnh, nó tiết lộ và làm khuếch đại tính cách của người sử dụng. Đối với một người nghiện rượu, thì tiền sẽ khiến tình trạng nghiện ngập của anh ta nghiêm trọng hơn. Đối với người thường xuyên cảm thấy bất an, tiền có thể khiến họ bị hoang tưởng. Đối người người nhân từ và rộng lượng, tiền giúp nảy sinh lòng bác ái. Nhưng tiền không đơn giản cho cho thấy ta là ai: nó còn tiết lộ được niềm hy vọng, nỗi sợ hãi, hối tiếc của ta. Nó định hình nên khả năng tưởng tượng và động cơ của ta. Ta không chỉ kiếm, tiết kiệm, và tiêu xài tiền: ta còn cố gắng có được nó, đùa giỡn với nó, khao khát và xem thường nó, tự trừng phạt và tán dương bản thân vì nó.
Ta gán cho tiền một quyền lực vô song không có thực và sống theo một nguyên tắc độc đoán của nó. Giống như thủ lĩnh của nhóm người trốn chạy, tiền lôi kéo ta rơi vào quỹ đạo của nó và dẫn ta đến ngõ cụt. Nó cường điệu hóa ước mơ và niềm hy vọng của ta trong khi chính ta có quyền kiểm soát bản thân mình.
Có một điều ta sẽ khám phá ra là lý trí và tinh thần không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Trong khi lý trí nói rằng “Ta nên tiết kiệm tiền chuẩn bị cho lúc nghỉ hưu” thì tinh thần lại nói “Này, hãy gọi thêm một chai rượu nữa và mua một chiếc tivi màn hình phẳng mới!”. Mỗi bên đều đấu tranh để giành phần thắng đối với cùng một loại tiền. Nếu ta không hiểu rõ được ngôn ngữ bí ẩn của đồng tiền, thì hậu quả sẽ khôn lường.
Nhìn bên ngoài, tiền là một cái gì đó rất đơn giản, là một vật hữu hình ta có thể xác định được. Nó là một mảnh giấy được sản xuất kỹ lưỡng, tinh vi hay một đồng xu sáng bóng, một dãy số trên màn hình máy tính, một con số được in trên ngân phiếu. Nó là một thứ cơ bản nhất.
Trong thời đại thông tin hiện nay, ta hiểu về tiền khá rõ. Ta có thể đầu tư tiền và tính toán được lãi suất, hay có thể tiêu xài nó và biết được số dư chính xác. Ta có ngân hàng, những người phát triển phần mềm, vô số các công ty đầu tư, cố vấn tài chính, chương trình truyền hình, phát thanh. Ta gần như có được tất cả những gì cần thiết để giúp mình hiểu rõ về tiền.
Nhưng dù có được tất cả những kiến thức về tiền, ta vẫn còn đấu tranh vất vả với nó. Ta dường như không thể sử dụng nó hợp lý: Ta tiêu tiền trong khi mình nên tiết kiệm, mua trong khi nên bán. Ta hy sinh thời gian, thậm chí sức khỏe, các mối quan hệ để chạy theo tiền với hy vọng nó sẽ giúp ta mua lại những gì mình đã đánh mất.
Vấn đề là ở chỗ ngôn ngữ bí ẩn của tiền vẫn chỉ là : một bí mật và khó hiểu. Và vì ta không nói được ngôn ngữ bí ẩn của tiền (ngôn ngữ tâm lý, cảm xúc, tinh thần tạo nên cuộc sống bênh ngoài của mình) nên ta thường có khuynh hướng làm những điều rất kỳ lạ liên quan đến tiền. Ta kiếm tiền bất chính, tự đưa bản thân vào vòng nợ nần, thất vọng, căng thẳng. Ta tiêu tiều quá mức, không tiết kiệm, và tự lừa dối bản thân mình. Ta thèm khát cái mình không thật sự muốn và muốn cái mình không thật sự cần.
NGÔN NGỮ BÍ ẨN CỦA TIỀN XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU ?
Tiền là thứ căn bản nhất. Ngay cả trước khi ta ra đời, từ vựng và cú pháp ngôn ngữ của tiền đã được hình thành trước lời nói, hành động, quan điểm của cha mẹ ta.
Ta học ngôn ngữ của tiền giống như cách ta học tiếng Anh, Pháp, Nhật, hay tiếng mẹ đẻ khác của mình. Từ khi được sinh ra (thậm chí sớm hơn là từ khi còn nằm trong bào thai), ta đã nghe nhiều từ, cụm từ về tiền. Ngày qua ngày, từng chút một, ta học cách kết hợp ý nghĩa của những gì mình nghe được. Ngoài ngôn ngữ của từ ngữ, ta còn hiểu được ý nghĩa sâu xa qua cử chỉ, giọng điệu, thái độ, âm lượng.
Khi gần 2 tuổi, ta bắt đầu bắt chước và thực hiện thành cử chỉ, nét mặt, giọng điệu của những người xung quanh mình.
Khi còn là trẻ sơ sinh, ta chẳng hề có mối quan hệ nào với tiền, nhưng chỉ sau khi chập chững biết đi, ta nhanh chóng phát hiện ra nó. Còn nhỏ, chưa có kinh nghiệm, chưa phải đi làm, cao khoảng nửa mét, ta bắt đầu tưởng tượng về sự giàu có vô hạn cùng với cảm giác bất lực, vô dụng của mình.
Khi còn nhỏ, ta bị cuốn hút vào quyền lực có thể được mọi thức của tiền, nên thường lên kế hoạch để dành. Tuy nhiên, kế hoạch để dành cho tương lai ấy kết thúc khi ta tiết kiệm đủ tiền để mua trò chơi video hay những thứ khác mà mình muốn.
Khi đến tuổi niên thiếu, ta được mời gọi tham gia và được chấp nhận vào một nhóm những người đồng trang lứa. Ta thường không chú ý tiền là điều kiện đầu tiên. Những người bạn đồng trang lứa đều có nhu cầu tương tự nhau về quần áo, âm nhạc, phim ảnh.... Và những thứ ấy đều cần có tiền.
Sau tuổi niên thiếu, tiền mua được tương lai dưới hình thức giáo dục đại học, cao đẳng (cùng với vô số thức ăn, bia trong giai đoạn đó). Khi trưởng thành nhưng còn trẻ, tiền nói lên được giá trị khi ta bắt đầu một công việc hay xây dựng những mối quan hệ, gia đình và sự an toàn tài chính.
Trong suốt thời gian này, cha mẹ cung cấp cho ta một mô hình mẫu của tiền, được coi như một cách mặc định ta dùng để giải thích những vấn đề tài chính. Tuy nhiên, cú pháp ngôn ngữ này của tiền luôn đi vào tiềm thức của ta một cách tự nhiên, vô thức. Nhún vai, nhíu mày, mở to mắt khi đề tài liên quan đến tiền trợ cấp, tiền giảng dạy, chi phí khác... tất cả đã trở thành dấu hiệu ngầm trong ngôn ngữ bí ẩn của tiền.
Khi thiết lập mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, người bạn đời, hay với bất kỳ ai khác, ta cũng tương tác với ngôn ngữ tiềm thức của tiền và bí ẩn về tiền bạc của họ. Trong một số trường hợp, ta còn sử dụng ngôn ngữ ấy, trong một số trường hợp khác, ta có thể đánh bại nó trong cuộc chiến ngôn ngữ của tiền, dù ta có nhận ra hay không. Với những người ngày càng trở nên gần gũi, thân quen hơn với mình, ta hình thành nên một ngôn ngữ bí ẩn của tiền chung, tương tự nhưng cũng có một vài khác biệt, mới lạ hơn so với ngôn ngữ bí ẩn của riêng bản thân mình.
Ý NGHĨA CỦA ĐỒNG TIỀN
Có người nói: Tiền là quyền lực; Có người nói: Tiền là lá chắn; Người khác nói: Tiền là gốc rễ của tội ác; Một ngạn ngữ cổ nói: Tiền có nghĩa là tự do. Và tiền là tất cả những thứ trên, cùng với nhiều thứ khác nữa.
Nếu bạn có tiền, nó sẽ trả được bất cứ thứ giá bạn muốn.
Tiền mua được mọi thứ ngoại trừ tình yêu, nhân cách, sự tự do, sự bất tử, sự im lặng và sự bình yên.
(Mọi người cùng nói “Có” (1936) của Carl Sandburd)
Ý nghĩa đồng tiền:
- Tiền có nghĩa là tự do:Vì tiền thường giúp ta có nhiều lựa chọn, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người nghĩ tiền có nghĩa là tự do. Ta cho rằng, sự giàu có vô hạn sẽ giúp mình thoát khỏi những mối âu lo và mở ra một chân trời mới hoàn hảo cho cuộc sống của bản thân. Sẽ chẳng còn sự chán chường, cảm giác trống trải, bị bỏ rơi hay thếu thốn từ thời thơ ấu; sẽ chẳng còn sự thất bại hay cảm giác tuyệt vọng nữa. Tiền là sự thật, và sự thật sẽ giải phóng ta. Đôi lúc ta nghĩ: chỉ cần trúng số độc đắc thôi, mình sẽ được Tự Do!
- Tiền có nghĩa là sự an toàn:Sự an toàn tài chính là một mục tiêu chính đáng và có thể thực hiện được. Nhưng nó đòi hỏi ta phải lên kế hoạch cụ thể, có những chiến lược hợp lý. Chỉ khi ấy ta mới mong có được kết quả tốt như mong đợi.
- Tiền có nghĩa là tình yêu:một người cha (mẹ) có thể dùng tiền (hoặc những món quà đắt tiền) để bù đắp một phần trách nhiệm của mình khi ly hôn hay trong hoàn cảnh bận rộn với công việc, hoặc không có đủ thời gian chăm sóc con cái. Để thỏa mãn niềm khao khát có được sự yêu thương, quan tâm, ta có thể tiêu tiền đến mức nợ nần.
Không phải tất cả những mối quan hệ giữa tiền với tình yêu đều rõ ràng, cụ thể. Kiếm tiền và tiêu tiền sẽ dễ dàng hơn nhiều so với kiếm và nuôi dưỡng được một mối quan hệ yêu thương. Vì thế, ta dễ dàng chọn cách đi theo một con đường ngắn và dễ dàng nhất.
- Tiền có nghĩa là hạnh phúc: Có nhiều tiền sẽ đem lại cho người ta nhiều hạnh phúc hơn là quan điểm phổ biến của xã hội hiện đại ngày nay. Điều đó có thật không?
Các nghiên cứu cho thấy tiền không làm cho ta hạnh phúc. Tuy nhiên, nó có thể giúp ta tránh khỏi một số bất hạnh. Ví dụ, tiền giúp ta có được điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, sự an toàn, cuộc sống tiện nghi, và đôi lúc là tâm trạng thoải mái.
Tiến sĩ Daniel Gilbert, chuyên gia tâm lý học của trường Harvard, đã chứng minh sự giàu sang có tác động rất ít đến hạnh phúc. Nghiên cứu của ông cho thấy những sự kiện mà ta nghĩ làm mình hạnh phúc thường có kết quả không giống như mong đợi của ta. Ví dụ, niềm hạnh phúc và sự thỏa mãn mà ta nghĩ sẽ có được nhờ vào thu nhập cao, hay cuộc sống tiện nghi hơn thường không lý tưởng như những gì mình mong đợi. Ngay cả trong trường hợp tiền thật sự đem lại cho bạn một cảm giác tốt hơn, thì cảm giác ấy cũng không tồn tại lâu.
Chuyên gia tâm lý học của Đại học Illinois –tiến sĩ David Myers phát hiện ra rằng sau cảm giác hân hoan khi gặp vận may bất ngờ như thừa kế một gia tài kếch sù, trúng số, thăng chức, mọi người lại quay trở lại với những cảm giác ban đầu của mình.
................. (Còn tiếp)....................
Tác giả: Huỳnh Đức Vinh -
Admin Hội yêu thích đọc & chia sẻ sách hay
Mời bạn đón xem kỳ 2 trong loạt bài NGÔN NGỮ CỦA ĐỒNG TIỀN với các nội dung phân tích:
- Ai đã lấy tiền của tôi ?
- Vì sao bạn chưa giàu ?
- Bao nhiêu tiền thì đủ ?
- ...............
Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay Thiết kế bởi Raccoon.vn