Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay
Trong cuộc sống tấp nập, mỗi chúng ta đều có cơ hội giao tiếp và gặp gỡ với rất nhiều người. Những người đó có thể trở thành những người bạn bình thường, bạn tri kỷ hoặc như các cụ vẫn nói là “phải duyên phải số” sẽ thành vợ chồng… tất cả đều là duyên phận từ kiếp trước.
Trong cuộc sống tấp nập, mỗi chúng ta đều có cơ hội giao tiếp và gặp gỡ với rất nhiều người. Những người đó có thể trở thành những người bạn bình thường, bạn tri kỷ hoặc như các cụ vẫn nói là “phải duyên phải số” sẽ thành vợ chồng… tất cả đều là duyên phận từ kiếp trước.
Dân gian cho rằng, vợ chồng đến được với nhau là vì duyên nợ. Tuy nhiên không phải cặp vợ chồng nào cũng hạnh phúc, có những cặp vợ chồng sống với nhau rất hòa thuận, lại có những cặp vợ chồng đối xử với nhau lạnh nhạt, thậm chí người này còn oán hận với người kia. Có những người vợ không ngừng than vãn, oán trách số phận rằng tại sao lại để mình lấy một người chồng vô dụng, hèn kém như vậy….
Kỳ thực, người phụ nữ được gả cho người đàn ông nào, thậm chí có đến vài đời chồng… đều đã nằm trong số mệnh của họ. Tất cả những người mà chúng ta gặp trong đời này, đều đã được sắp đặt bởi những mối nhân duyên từ kiếp trước, không nợ sẽ không đến. Đàn ông hay phụ nữ đều như vậy. Cho nên nếu cuộc hôn nhân của bạn không có được hạnh phúc, hay vợ chồng bạn thường có xích mích, mâu thuẫn, thì bạn nên làm gì?
Duyên vợ chồng
Tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng, đó là câu nói dân gian về duyên phận nhân sinh, gặp nhau bởi chữ duyên, gắn kết đời nhau bởi chữ nợ, trân quý cơ duyên này cũng chính là trân quý bản thân mình vậy.
Vợ chồng là thiếu nợ lẫn nhau sao? Vợ chồng là nợ nghiệp nhau sao? Duyên vợ chồng như thế nào mới có thể chấm dứt đây? Vợ chồng lại là cái gì duyên mà kết thành đây? Tục ngữ có câu:“Tu trăm năm mới đi chung thuyền, tu ngàn năm mới chung chăn gối”. Ý câu này là, những người có thể ngồi chung trên một chuyến thuyền đều là người hữu duyên, còn có thể kết thành vợ chồng thì giữa họ với nhau mối duyên càng sâu đậm. Nói cách khác, quan hệ vợ chồng là loại sâu sắc nhất trong tất cả các loại duyên phận, chỉ có điều là trong những duyên này có thiện có ác.
Duyên vợ chồng nhìn chung đến từ ba loại duyên dưới đây:
Duyên đến từ việc người này có ân với người kia
Con người trong những lần gặp nhau, nếu người này có ân với người kia, khiến họ cảm động khôn nguôi, và nguyện ý báo ân trả nợ, thì vào kiếp sau một người sẽ là nam còn người kia là nữ, bởi nguyện ước thiện lành trong quá khứ mà kết thành vợ chồng.
Ví dụ, khi bạn rơi xuống nước, lúc đó không ai nguyện ý cứu bạn, nhưng lại có một người dũng cảm quên mình vì bạn, mặc kệ có cứu sống hay không, bạn vẫn ghi lòng tạc dạ ân nghĩa này. Vì đền ân cứu mạng, bạn vào kiếp sau sẵn lòng làm thân trâu ngựa báo đáp. Loại tình huống này chính là duyên vợ chồng vì báo ân mà kết thành.
Trong các loại duyên vợ chồng, loại duyên vợ chồng này có thể hạnh phúc mỹ mãn nhất, bởi vì sâu thẳm trong ý thức của một người tồn tại ý niệm dâng hiến một cách không oán không hối, nên hai bên đều có thể hạnh phúc. Tuy nhiên, loại vợ chồng này không bảo đảm là không cãi nhau hoặc không ly hôn, nếu cá tính không hợp thì vẫn sẽ có vấn đề ma sát khi sống chung.
Duyên mà người này thiếu nợ người kia
Nếu như duyên vợ chồng kết thành từ việc người này thiếu nợ người kia, thì chúng ta có hai loại nợ nần được tính đến. Một là khoản nợ tiền tài, hai là khoản nợ tình cảm, cũng có những khoản nợ khác, nhưng hai loại trên vẫn là chính yếu.
Ví như nếu kiếp trước bạn là đàn ông, bị một người con gái phụ bạc, lừa gạt tình cảm, cảm thấy không cam lòng. Như vậy kiếp sau bạn sẽ còn gặp lại cô ấy. Khi cô gái này gặp được bạn, cô sẽ nắm chặt bạn, không bao giờ để bạn chạy trốn nữa. Đây chính là vợ chồng vì khoản nợ tình cảm mà kết thành.
Một ví dụ khác như, khi nam nữ đang trong quá trình tìm hiểu, con trai lúc nào cũng là người chi trả mọi khoản. Nếu cô gái ham hưởng thụ điều này, mà lại không thành tâm muốn kết giao, khi đã lợi dụng được một thời gian liền lạnh lùng rời đi, như vậy người con trai đương nhiên sẽ rất không cam tâm. Nếu là vậy, cô gái này trong kiếp sau sẽ còn gặp người con trai này, cô gái khi đó cũng sẽ có tiền, nhưng rất nhiều tiền của cô đều bị anh ta tiêu hết, hoặc cuối cùng đều thuộc về anh ta. Trường hợp này là vợ chồng vì khoản nợ tiền tài mà kết thành. Dẫu đây là vì ác duyên mà kết thành vợ chồng, nhưng chỉ cần trong quá trình sống chung tại kiếp này có thể làm việc chăm chỉ, không so đo với nhau khi ở chung, thì vẫn có cơ hội sống hạnh phúc.
Nhân duyên thiếu nợ lẫn nhau
Loại duyên thiếu nợ lẫn nhau này, tức là nợ qua nợ lại nhưng là nợ tiền tài và tình cảm là phần nhiều. Nói cách khác, nếu đôi bên khi tìm hiểu, đã nợ nhau các khoản tiền tài và tình cảm như trên, họ kiếp này gặp lại kết thành vợ chồng, vừa vặn dễ dàng giúp nhau trả nợ.
Lúc này cũng có thể nói, vợ chồng kết thành chính là vì cân bằng nhân quả. Chính vì có nhân quả nên “quan hệ” giữa con người với nhau liên tục được cân bằng, không tồn tại bất công.
Vì vậy, bất kì ai khi đã nên duyên vợ chồng, cần phải quý trọng nhau mà chung sống, vì khoản nợ này sẽ còn thay đổi. Không được oán giận người kia, không được oán trời trách đất, vì oán thán sẽ khiến món nợ kia trả hoài không hết! Hoặc món nợ đã mắc càng ngày càng nặng hơn! Trong loại duyên vợ chồng này, bởi vì hai bên đối với nhau đều đòi hỏi bên này phải trả nợ bên kia, nên thường xuất hiện tính toán và tranh chấp. Tuy nhiên, hai bên chỉ cần thay đổi suy nghĩ, dùng thái độ cam tâm tình nguyện mà đối đãi với người kia, như vậy khoản nợ này sẽ nhanh chóng được trả hết.
Duyên vợ chồng tốt nhất
Trên đây là nói về các loại yếu tố kết thành duyên vợ chồng. Nếu dùng số mệnh con người để xem, các loại thiện ác trong duyên vợ chồng cũng phần nào nói lên bạn có hạnh phúc hay không, những người vì ác duyên mà thành vợ chồng, lại càng không cần phải nói. Tuy nhiên, nếu hai bên phù hợp ba điều kiện dưới đây, bất kể là loại vợ chồng duyên gì cũng có thể hưởng hạnh phúc. Vì vậy, khi bạn chọn người phối ngẫu, ba nhân tố này là rất quan trọng:
Một, hai bên cá tính tương hỗ.
Hai, hai bên đều kính trọng lẫn nhau.
Ba, hai bên đều là người có trách nhiệm.
Nói cách khác, điều kiện bên ngoài, vinh hoa phú quý hay không cũng không phải chỉ tiêu hạnh phúc hay không.
Làm sao biết duyên vợ chồng đã kết thúc hay chưa?
Bên cạnh đó, khi chung sống tại kiếp này, vợ chồng cãi nhau là chuyện thường tình. Tuy nhiên, sau khi giằng co cự cãi không ai chịu ai, luôn sẽ có một người nhất định muốn ly hôn, nhưng người kia lại không chịu, điều này nói lên rằng khoản nợ lẫn nhau vẫn còn chưa hết, duyên vợ chồng này còn chưa kết thúc.
Ngược lại, nếu như trong quá trình chung sống, tình cảm vợ chồng nhạt nhẽo, chẳng ai lưu luyến ai. Điều này nói lên rằng khoản nợ giữa vợ chồng đã hết, vì vậy hai bên sống chung giống như bạn bè, chẳng lưu luyến bịn rịn.
Ngoài ra, qua việc chia tay cũng có thể nhìn rõ duyên vợ chồng đã kết thúc hay chưa. Bất luận việc chia tay này là tử vong, đi xa nhà, xuất gia, hay ly hôn.
Nếu như đôi bên khó lòng chia ly, lúc chia tay khóc nức nở, thì ắt hẳn ân oán vợ chồng này còn chưa trả hết, duyên vợ chồng vẫn còn.
Còn khi chia tay, oán hận lẫn sự bất mãn vẫn khuấy động tâm can hoặc không cam lòng, điều này nói lên rằng “khoản nợ” giữa các bạn vẫn còn chưa trả hết, kiếp sau gặp lại vẫn sẽ tiếp tục kết làm vợ chồng.
Hoặc lúc chia tay, cả hai giống như bạn bè, không oán hận, chỉ đau thương hoặc khổ sở một chút, nhưng không đến nỗi muốn níu kéo nhau, điều này nói lên rằng khoản nợ giữa vợ chồng các bạn cuối cùng có thể chấm dứt rồi.
Vợ chồng là nghiệp chướng sao?
Phật giáo thường nói, kết hôn là nghiệp chướng, cái này chủ yếu nói về giải thoát trong tu luyện. Dựa vào duyên vợ chồng trong quá khứ, bởi vì có ân oán tình thù chưa kết thúc, vì vậy đời này kết làm vợ chồng, mà trước khi ân oán tình thù chưa cân bằng, hai bên sẽ phải gắn kết với nhau, người này cản trở người kia, tạo thành chướng ngại trên con đường tu hành. Tuy nhiên, nếu các bạn mong muốn nhanh chấm dứt duyên vợ chồng này, có thể dùng lý trí mà suy nghĩ để cải thiện quan hệ đôi bên. Suy nghĩ cho lợi ích của đối phương là điều kiện tiên quyết để quyết định sự việc, chuyện cản trở lẫn nhau này có thể giải quyết được.
Ngoài ra, nếu như duyên vợ chồng của các bạn còn chưa kết thúc, mà bạn muốn tu hành, thì bạn có thể tận dụng khoản thời gian chung sống vợ chồng để hiểu rõ nhân tính. Việc này chính là giúp bạn thêm trí tuệ, bởi hiểu tận tường nhân tính con người không phải chuyện dễ dàng.
Nam và nữ đều có cả ưu và khuyết điểm, và khoảng thời gian chung sống của vợ chồng cũng chính là thời khắc bạn học tập ưu điểm của người kia, đây cũng là điều không dễ để tiếp thu. Đặc thù giữa nam nữ khác nhau rất lớn, ví dụ như mưu cầu dục vọng và giá trị quan của nam nữ khác nhau, sở thích hoặc nhu cầu tình cảm cũng không giống nhau v.v.., bạn chính là trong khi chung sống vợ chồng mà tự mình tìm hiểu, nếu làm được như thế thì đây cũng là tu hành rồi.
Duyên vợ chồng mặc dù là trở ngại giải thoát, nhưng nếu bạn có thể tận dụng tốt việc này để tìm hiểu nhân tính, thì cũng chính là có thể giúp bạn khai mở trí tuệ, chẳng phải đó là “đá kê chân” sao. Hãy tận dụng cho tốt cơ duyên này vậy.
Xin hãy đọc những câu chuyện dưới đây, mỗi câu chuyện sẽ là 1 bài học cho nhân duyên của bạn sau này:
Câu chuyện thứ 1:
Ngày xưa ở đất Thương Châu có hai vợ chồng vị quan lại trẻ tuổi nhưng sống không hòa thuận, hạnh phúc. Sau một thời gian không hòa thuận kéo dài, người vợ trong lòng buồn chán và sinh bệnh. Hơn nữa, tính khi của người vợ lại rất kỳ quái, ngang bướng khiến cho tình cảm vợ chồng ngày càng đi xuống.
Một hôm, có một vị ni cô đức hạnh đi qua Thương Châu. Người vợ kia liền đến gặp bái kiến vị ni cô và hỏi: “Thưa ni cô! Xin hỏi bà, mối quan hệ giữa vợ và chồng là có nhân quả không? Vì sao cuộc sống vợ chồng tôi lại không được êm ấm, hòa thuận?”.
Vị ni cô từ tốn chậm rãi nói: “Tôi không phải quan lại dưới âm phủ, nên không thể nào tra xét sổ sách để biết nhân quả giữa hai vợ chồng thí chủ! Tôi lại càng không phải Bồ Tát, nên không thể nhìn được nhân quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai của thí chủ. Nhưng mà đối với đạo lý nhân quả duyên phận, thì tôi ít nhiều có hiểu rõ, có thể giải thích được cho thí chủ”.
Nói rồi, vị ni cô lý giải cho người vợ kia rằng: Nhân duyên vợ chồng không có một đôi nào là vô duyên vô cớ mà kết hợp. Một số đôi vợ chồng là do ân tình từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau, cho nên cuộc sống cũng vui vẻ tốt đẹp. Một số khác lại là vì oán giận từ kiếp trước mà kiếp này gặp nhau nên cuộc sống của họ cũng phiền não, khổ đau, oán giận. Cũng có những đôi vợ chồng là vì cả ân và oán mà kết hợp, khi đó họ sẽ có cơ hội để hoàn trả ân oán cho nhau. Mối quan hệ giữa vợ chồng trên thế gian này cơ bản là như vậy. Như lời thí chủ kể, thì mối quan hệ giữa vợ chồng thí chủ hẳn là vì nợ tiền duyên từ kiếp trước nên kiếp này gặp nhau. Đây là ông trời đã định sẵn, không phải theo ý muốn của con người. Theo Phật gia, trong quan hệ vợ chồng, dù kiếp này có kém thuận hòa, thì cũng là an bài để hoàn thành lương duyên từ kiếp trước…
Mặc dù nói: “Thiên định thắng nhân”, nhưng con người cũng có thể làm cải biến được. Cho nên, bên nhà Phật mới khuyên con người ta sám hối, ăn năn hối lỗi, tu sửa bản thân. Chỉ cần người làm vợ là thí chủ cố gắng từ bỏ tâm hiếu thắng, chế ngự sự cao ngạo, mọi việc phải lấy nhẫn nhịn làm trọng, không tranh giành với chồng thì tự nhiên mâu thuẫn sẽ giảm dần.
Trong gia đình, cố gắng làm tốt bổn phận của mình, hiểu thảo với cha mẹ đôi bên, hòa thuận với anh chị em, khoan dung với mọi người, chỉ để ý bản thân làm như nào thành người tốt, không so đo suy nghĩ người ta có tốt với mình hay không, nếu thí chủ làm được như vậy thì chắc chắn tình cảm hai vợ chồng thí chủ sẽ được cải biến.
Nếu như thí chủ đi truy hỏi nguyên nhân trong tiền kiếp thì cho dù có truy hỏi được rõ ràng, tỉ mỉ thì cũng có lợi ích gì đâu?”
Người vợ sau khi nghe xong lời khuyên của vị ni cô, liền không để tâm trách móc, tìm lỗi ở ai nữa mà cố gắng hành theo những lời khuyên của ni cô. Quả nhiên, một thời gian sau, tình cảm giữa hai vợ chồng họ đã có cải biến tốt lên.
Những năm về sau, những người lớn ở địa phương thường hay lấy câu chuyện này để dạy bảo, khuyên nhủ con gái trong nhà. Họ thường nói: “Những lời nói của vị ni cô quả thực là thần chú giúp giải oán giận giữa vợ chồng. Một người nếu có thể kiên trì thực hiện theo, chắc chắn sẽ có kết quả tốt. Còn như không có kết quả tốt, thì nhất định là bởi vì còn chưa thực sự kiên trì.”
Đây là câu chuyện được ghi chép lại trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của tác giả Kỷ Hiểu Lam. Thay vì oán trách người khác, chúng ta chỉ cần chấp nhận, thông cảm và giúp đỡ người kia nhiều hơn. Có như vậy, bạn mới có thể hoàn trả lại những điều xấu mình đã từng làm, tìm được hạnh phúc thực sự và tránh được việc tạo thêm nợ nghiệp cho kiếp sau.
Câu chuyện thứ 2:
Trước đây, có một thư sinh và một cô gái xinh đẹp đã hẹn ước ngày kết hôn. Nhưng đúng vào ngày mà hai người hẹn ước thì cô gái lại đi lấy người đàn ông khác.
Thư sinh vì chuyện này mà bị tổn thương ghê gớm, đau khổ ngày ngày rồi mắc bệnh nằm liệt giường.
Lúc đó, một vị hòa thượng đi vân du ngang qua gặp hoàn cảnh của thư sinh này. Vị hòa thượng lấy một chiếc gương và bảo thư sinh kia hãy nhìn vào trong đó.
Thư sinh này lập tức nhìn vào trong gương và thấy:
Đầu tiên là một vùng biển rộng mênh mông mờ mịt hiện ra trước mắt anh ta.
Tiếp đến, trên bờ biển có một cô gái bị chết trong tình cảnh không mảnh vải che thân. Ngay lúc đó, là một người đi ngang qua, liếc mắt nhìn, lắc đầu và bỏ đi Sau đó, lại có một người nữa đi qua, cởi bộ quần áo ngoài ra và đắp lên thân cô gái và lại đi.
Một lát sau lại có một người nữa đi qua, người này thương cảm với tình cảnh của cô gái nên lập tức đào một cái hố rồi cẩn thận đem thi thể cô gái chôn xuống dưới.
Vị hòa thượng lúc này nói: “Cô gái nằm chết ở trên bờ biển kia chính là vị hôn thê ở kiếp này của cậu. Cậu là người đàn ông thứ hai đi qua thi thể cô ấy và cởi bộ quần áo đắp lên thân thể cô ấy. Cô ấy kiếp này yêu thương cậu là để trả lại ân tình đó. Còn người mà cô ấy muốn báo đáp cả đời này chính là người mà đã mang thi thể cô ấy đi chôn. Người đó là người chồng hiện tại của cô ấy!”
Thư sinh nghe xong những lời này của vị hòa thượng liền hiểu ra mối nhân duyên của hai người, không còn trách cứ hay oán giận ai. Anh ta nhẹ nhàng buông bỏ nên bệnh tật qua mấy ngày sau cũng đã khỏi.
“Người vợ ở kiếp này là người mà bạn chôn ở kiếp trước, đến để trả ơn cho bạn.” Có biết bao người không chịu buông tay khi tình yêu mất đi, thống khổ tột cùng, sống hờ hững qua ngày. Hãy buông bỏ giải thoát cho chính mình, bước tiếp về con đường phía trước!
Câu chuyện thứ 3:
Câu chuyện sau đã xảy ra ở một nhà giàu tại Trung Quốc ngày xưa. Truyền thống ‘‘Cải gia vi tự’’ (biến nhà thành chùa) bắt nguồn từ đó.
Một gia đình rất giàu sửa soạn nhà cửa đón dâu. Phú ông đang bận rộn với việc đám cưới thì gia nhân vào báo, có một vị sơn Tăng đến khất thực hóa duyên. Vốn là người mộ đạo, phú ông vội vàng ra nghinh tiếp, mời Sư vào nhà, thỉnh ngồi ở ghế thượng khách. Nhưng vị Sư chỉ chống tích trượng đứng cười ha hả. Lạ lùng trước cử chỉ của nhà Sư nhưng phú ông không dám có ý nghĩ đấy là người cuồng. Bởi, trông mọi dáng vẻ Ngài đều có tiên phong đạo cốt, phú ông quyết đấy không phải là người thường giả bộ. Ngước nhìn đôi mắt sáng như sao của nhà Sư, phú ông bất giác rơi lệ quỳ mọp xuống:
- Bạch Hòa Thượng, đệ tử ngu dốt, nay có phước duyên được người chiếu cố, xin người từ bi dạy bảo!
- Hà hà. Chúng sanh mê muội, làm tội ác tày trời còn hí hững đánh trống thổi kèn.
Trong khi nhà Sư nói vậy, thì từ nhà sau vọng lên tiếng lợn kêu thống thiết. Vị Sư tiếp:
- Con heo đó là cha ngươi ngày trước. Vì tham tiếc cái gia tài, ông đã tái sanh làm con heo sau chuồng nhà ngươi.
Phú ông đầm đìa nước mắt, bạch:
- Bạch Hòa Thượng, quả đúng như vậy, cha con khi sắp chết cứ thao thức tiếc cái gia tài của cải một đời mồ hôi nước mắt này, và dặn đi dặn lại chúng con phải giữ gìn đừng hoang phí.
Nói rồi, vội bảo gia nhân đình chỉ việc giết heo. Nhà sư lại nói tiếp:
- Còn đứa con gái ngươi sắp cưới cho con ngươi là ai biết không?
- Bạch Hòa Thượng, đó là con gái nhà láng giềng của con. Hai trẻ có cảm tình với nhau từ nhỏ, nên khi chúng thành niên, con cho tác hợp thì có gì sai quấy.
- Hà hà. Mới bà bà cháu cháu đó, mà nay là vợ vợ chồng chồng. Than ôi, chúng sanh có mắt như mù.
- Bạch Hòa Thượng, xin Hòa Thượng từ bi khai thị cho kẻ ngu muội. Con không được rõ thánh ý.
- Có gì là mờ mịt đâu, chỉ vì ngươi không thấy đứa con gái kia là mẹ ngươi ngày trước. Do vì khi sắp chết, bà lưu luyến đứa cháu nội không nỡ rời, nên thần thức đầu thai lại cõi đời để sống gần nó.
Phú ông nhẩm lại, thì quả nhiên cô gái thua cậu con 4 tuổi, nghĩa là cô ra đời đúng lúc bà mẹ ông mất, lúc con trai ông lên 4.
- Bạch Hòa Thượng, quả như Ngài nói, mẹ con khi mất đã cầm chặt tay cháu nội, bà rất yêu cháu vì nó là đứa cháu trai duy nhất. Nay sự tình vậy thì con không dám làm việc ác tày đình thế kia. Xin Hòa Thượng chứng minh cho con được thế phát xuất gia biến nhà thành chùa.
Rạp trang hoàng cho tiệc cưới trong chốc lát được sửa lại thành đạo tràng. Phú ông cung thỉnh Sư lên pháp tòa thuyết pháp cho bá tánh đến dự và coi đám cưới. Nghe xong thời pháp, mọi người đều xin quy y Tam Bảo, từ bỏ sát sanh, chú rể xin cha theo vị Hòa Thượng về núi tu hành, còn cô dâu nguyện trọn đời ở vậy phụng dưỡng cha mẹ cho đến khi hai thân khuất núi, rồi cô cũng xuất gia.
“Cuộc thế sự rạp cao, con người như kép hát
Đổi thay nhiều lớp, biết ai mẹ ai con?
Luân chuyển lâu đời, tưởng người dưng người lạ
Đời nay thù oán, té ra cha mẹ trước không hay!”
Câu chuyện thứ 4:
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người. Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ. Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì không có được và những gì đã mất đi!". Phật gật đầu, đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
Nhện nói: "Con cảm thấy trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
Phật bảo: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không có được và cái đã mất đi."
Phật nói: "Tốt, nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người nhé!"
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng biết, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, của con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm...
"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.
Câu chuyện thứ 5:
Dù chỉ gặp thoáng qua trên đường hay chỉ nhìn nhau trong giây lát cũng có thể là đã phải mất cả ngàn năm chờ đợi trong nhiều kiếp trước. Hết thảy đều là duyên. Vậy nên hãy kết thiện duyên trong kiếp này.
Có một cô gái xinh đẹp, đa tài, sinh ra trong một gia đình giàu có. Tuy nhiên các ông mối, bà mối đều phải lắc đầu ngán ngẩm, bởi cô gái vẫn chưa gặp được người tình trong mộng của mình.
Cho đến một ngày, cô đến vãn cảnh chùa để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn và gặp một người thanh niên. Ngay trong giây phút đó cô biết rằng đó chính là người mà cô chờ đợi bao năm qua. Đáng tiếc là người đến chùa quá đông, khiến cô gái chỉ còn cách đứng một chỗ mà nhìn người thanh niên cho đến khi bóng anh xa dần.
Hai năm sau, cô không ngừng đi khắp nơi tìm kiếm người tình trong mộng của mình, nhưng kết quả chỉ khiến cô thất vọng.
Cô gái ngày nào cũng thành tâm cầu xin cho cô được gặp lại người thanh niên đó.
Sự thành tâm của cô gái đã đánh động đến một tiên nhân.
Tiên nhân nói: “Con có muốn nhìn lại người thanh niên đó không?”
Cô gái trả lời: “Có ạ, con chỉ muốn nhìn anh ấy một lần nữa”.
Vị tiên nhân nói: “Con có nguyện vì điều đó mà từ bỏ tất cả, bao gồm cả người thân và cuộc sống sung túc này không”.
Cô gái trả lời: “Con có thể từ bỏ”.
Vị tiên nhân nói: “Con phải chờ đợi gian khổ 500 năm, mới có thể gặp mặt anh ta 1 lần. Con không ân hận chứ?”
Cô gái trả lời: “Con không ân hận”.
Cô gái biến thành tảng đá, chờ đợi 500 năm
Cô gái biến thành một tảng đá lớn tại một nơi hoang vu, chờ đợi 400 năm trong nắng mưa, rét buốt… Nỗi khổ không gì tả xiết, nhưng những thứ đó không làm lay động trái tim cô, cô gái chỉ thấy khổ sở vì hơn 400 năm qua mà vẫn chưa nhìn thấy người thanh niên đó.
Vào năm cuối cùng, một người thợ đá phát hiện ra tảng to lớn này, họ đã mang nó về để xây cầu. Và cô đã được dùng để làm lan can cầu.
Đúng vào ngày cây cầu hoàn thành, cô gái đã nhìn thấy người thanh niên mà cô hằng chờ đợi 500 năm.
Người thanh niên bước đi vội vã, dường như anh đang có việc bận. Tất nhiên anh không hề để ý đến chiếc lan can đá đang chăm chú nhìn theo anh.
Bóng dáng người thanh niên lại một lần nữa biến mất trong ánh mắt tiếc nuối của cô gái. Tiên nhân lại xuất hiện.
Tiên nhân nói: “Con đã mãn nguyên chưa?”
Cô gái trả lời: “Không ạ, tại sao con chỉ là chiếc lan can? Nếu con được lát ở giữa đường thì con đã có thể gặp anh ấy, con có thể chạm vào anh ấy”.
Tiên nhân lại nói: “Con muốn chạm vào anh ấy, vậy con phải chờ đợi thêm 500 năm”.
Cô gái trả lời: “Con đồng ý”.
Tiên nhân nói: “Chịu rất nhiều tội khổ như vậy, con có ân hận không?”
Cô gái trả lời: “Con không ân hận”.
Cô gái biến thành một cây cổ thụ bên đường, hàng ngày đều có rất nhiều người qua lại. Ngày nào cô gái cũng trông ngóng người thanh niên đó. Ngày lại qua ngày tâm cô cũng dần bình tĩnh trở lại, cũng giống như lần trước, cô biết rằng chưa tròn 500 năm thì người đó sẽ không xuất hiện.
tình yêu, thiện duyên, ngàn năm, luân hồi, Kiếp trước, gặp nhau, duyên phận, chó đói, Bài chọn lọc,
Vậy là, cô gái nguyện làm cây cổ thụ chờ đợi tiếp 500 năm để được gặp người trong mộng.
Vào ngày cuối cùng của 500 năm, cô gái biết chàng trai sẽ đến, nhưng tâm cô không còn bị kích động nữa.
Người thanh niên đó đã đến, anh vẫn mặc quần áo màu trắng mà anh thích, khuôn mặt vẫn rất khôi ngô tuấn tú.
Lần này người thanh niên không vội vã như lần trước. Trời hôm đó rất nóng, anh đã nhìn thấy chiếc cây cổ thụ và muốn nghỉ chân một lát. Anh tiến đến chiếc cây, dựa lưng vào thân cây, mắt nhắm khẽ và anh thiếp đi lúc nào không biết.
Cô gái đã được chạm vào anh, lúc này anh đã ở ngay bên cạnh cô gái, nhưng cô không thể nói cho anh biết, cô đã phải đợi 1000 chỉ để có được những giây phút ngắn ngủi này. Cô chỉ có thể chụm những tán lá lại để che nắng cho anh.
Người thanh niên tỉnh dậy, phủi bụi trên quần áo và chuẩn bị rời đi. Anh nhìn chiếc cây cổ thụ, lấy tạy vỗ nhẹ lên thân cây, tỏ ý cảm ơn vì đã mang đến bóng mát cho anh.
Cô gái lại một lần nữa nhìn anh cho đến khi bóng anh khuất dần.
Tiên nhân lại xuất hiện.
Tiên nhân nói: “Con có phải vẫn muốn làm vợ anh ta? Vậy con phải chờ đợi …”
Cô gái ngắt lời tiên nhân và nói: “Con rất muốn, nhưng không cần nữa, như thế này đã tốt lắm rồi. Con yêu anh ấy, nhưng không nhất định phải làm vợ anh ấy. Vợ của anh ấy có phải cũng phải chịu khổ như con không?”
Tiên nhân khẽ gật đầu.
Cô gái mỉm cười và nói: “Con cũng có thể làm được, nhưng giờ không cần nữa”.
Cô gái phát hiện thấy tiên nhân có vẻ như đang thở dài. Cô gái tự hỏi, “Tiên nhân cũng có tâm tư gì ư?”
Tiên nhân cười và nói: “Như thế này cũng tốt, anh ta cũng đỡ phải chờ đợi 1 ngàn năm nữa. Anh ta vì muốn nhìn con 1 lần mà đã phải chờ đợi trong gian khổ 2 ngàn năm rồi”.
Chỉ vì một ánh mắt mà phải chờ đợi 500 năm, chỉ vì kiếp này có thể vai kề vai trong giây lát đã phải đổi lấy cả ngàn năm chờ đợi. Gặp nhau đã là có duyên, kiếp này có thể nên duyên vợ chồng không biết chúng ta đã phải đợi chờ bao nhiêu năm.
Vì vậy, hãy đối xử tốt với bản thân mình, đối xử tốt với người bên cạnh mình, trân quý những gì chúng ta đang có. Có như vậy thì thiện duyên của kiếp này mới mang đến cho chúng ta phúc báo.
Câu chuyện thứ 6:
Trong thế gian người ta thường nói có nợ mới có duyên, đúng như vậy, duyên của thế gian đến như một sự nhân quả, đến để trả nợ cho nhau ở kiếp trước
Trong sự tái sinh luân hồi, duyên sẽ tồn tại, nhân - quả ân oán đời trước sẽ theo duyên này đến đời sau. Thời đức Phật còn tại thế có câu chuyện, hai mẹ con nhà nọ thất lạc nhau lúc đứa con còn rất bé vì chiến tranh nên họ lưu lạc nhau, đến khi họ gặp nhau thì họ không còn nhận ra nhau là mẹ - con nữa mà họ đem lòng yêu nhau vì họ thấy có cái gì đó quyến luyến giữa hai người?!
Đến ngày họ làm lễ thành hôn, lúc đó Phật đi qua và đức Phật khuyên ngăn cuộc tình đó, đức Phật gọi đó là Nghiệp Duyên. Nhưng bị họ chống đối quyết liệt, họ phải đến với nhau cho bằng được. Cuối cùng Ngài sử dụng Thiên nhãn thông giúp cho họ thấy quá khứ của chính mình, hai mẹ con đã nhận ra nhau.
Trong đạo Phật thì kiếp trước và kiếp này hay quá khứ của kiếp này không hoàn toàn khác nhau mà là một, một sự chuyển đổi, hoán đổi và liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác nhưng nghiệp lực không thay đổi.
Lấy ví dụ: Hai vợ chồng thương nhau sống với nhau hạnh phúc, nhưng bỗng nhiên người vợ hay người chồng lại có thêm người khác bên ngoài. Đó là nhân quả của duyên và nợ. Điều này bị xã hội vô cùng lên án đó là vi phạm đạo lý làm người, là tội lỗi nặng nề. Phật giáo thì xem đó như là món nợ mà người đó phải trả, hoặc chính họ tạo ra một nghiệp mới (nợ).
Đến với đạo Phật, phải biến chuyển đổi tình cảm và nợ duyên đó thành phước lành giúp cho mình tinh tấn trong việc phụng sự đạo Pháp mới mong được giải thoát được nợ duyên đó. Để hướng đến cuộc sống an lạc, hạnh phúc ngay tại đời này.
Còn đối với những người không thấm nhuần giáo lý cao siêu nhiệm mầu của đức Phật thì xem nó như là một trò chơi tình ái và dục vọng, vì vậy mà nghiệp vẫn còn, và tự chuốc lấy khổ đau, khi gia đình ly tán, ghen tuông, kiện tụng đeo đẳng đời sống của ta....Và do vậy, luân hồi duyên và nợ.
Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều thắc mắc khó lý giải như:
“Vì sao ở thế gian có đôi vợ chồng sống với nhau rất hạnh phúc nhưng chỉ một thời gian ngắn ngủi rồi chia tay? Vì sao có đôi bạn trẻ yêu nhau rất lâu khi sắp thành hôn lại bỏ nhau?
- Đó là duyên, nợ đã hết:
Vì sao hai người vừa gặp nhau trong giây lát đã tin tưởng và yêu say đắm?
Vì sao có đôi vợ chồng người vợ bị đánh đập, mắng chửi tàn nhẫn nhưng vẫn tận tâm chăm sóc chồng không bỏ được?
Vì sao có người luôn quan tâm lo lắng và hết mực yêu thương người bạn ngoài đời hơn cả chính mình?
Tất cả là vì nợ - duyên vẫn còn, đó là nghiệp của mình tạo ra ở kiếp trước nên mình phải trả. Là người con Phật phải biết tu tập lấy tâm từ bi hóa giải nghiệp chướng đó mới mong thoát khỏi luân hồi duyên nợ, đó mới là trách nhiệm của người có hiểu đạo Phật!
Và cứ như thế ta tu tập từ đời kiếp này sang đời kiếp khác thì chúng ta tìm đến cái Duyên với Phật Pháp. Chúng ta sẽ hưởng Phước lành nếu biết tạo cái duyên nợ của thế gian đến với Phật Pháp.
Có thể duyên đó đến trong giây lát rồi biến mất và cũng có thể duyên đó tồn tại mãi mãi đến kiếp sau vì trong duyên đó còn có nợ. Nhưng còn nợ của duyên thì phải trả, không trả thì còn nghiệp mà còn nghiệp thì không thể giải thoát.
Như vậy chúng ta phải tu tập ngay từ kiếp này, giây phút này đừng để chậm hơn, để chúng ta có cuộc sống an lạc tương ứng.
Hội yêu thích đọc và chia sẻ sách hay Thiết kế bởi Tivago.vn